Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Excel của Microsoft Office là phần mềm bảng tính phổ biến nhất trong doanh nghiệp, nhất là ở lĩnh vực kế toán bởi nó cung cấp rất nhiều hàm tính hữu ích. Không chỉ tính toán thông thường, bạn còn có thể sử dụng cả hàm logic để phân tích dữ liệu lớn trong bảng tính dễ dàng hơn.

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Hàm IF trong Excel

Với hàm IF trong Excel, bạn có thể thực hiện rất nhiều các phép tính khác nhau bao gồm cả định dạng có điều kiện. Ví dụ như bạn có thể sử dụng làm IF để phân loại học sinh dựa vào điểm trung bình, dùng hàm IF để tính toán số điện…

Một câu lệnh IF sẽ trả về 2 kết quả bao gồm sẽ thực hiện kết quả đầu tiên nếu điều kiện đưa ra là ĐÚNG (TRUE), thực hiện kết quả thứ hai cho những điều kiện còn lại (FALSE).

Cú pháp hàm IF

=IF( Điều kiện Làm gì đó nếu điều kiện đúng ; Làm gì đó với trường hợp còn lại )

Nếu công thức trên khiến bạn khó hiểu thì hãy tham khảo cách sử dụng và các ví dụ hàm IF trong phần nội dung bên dưới đây.

Một số ví dụ trong cách sử dụng hàm IF

Chúng ta sẽ thực hiện với bảng điểm dưới đây của học sinh với tổng điểm 3 môn và yêu cầu nhập kết quả đỗ hoặc trượt theo từng điều kiện.

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

2.1. Hàm IF cơ bản

Ví dụ 1:

Theo bảng này nếu học sinh có tổng điểm 3 môn lớn 20 điểm trở lên sẽ có kết quả đỗ, nếu học sinh nào dưới 20 điểm thì trượt.

Chúng ta sẽ có công thức tính là = If(F2>20,”Đỗ”,”Trượt”) rồi nhấn Enter để hiển thị kết quả.

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Lúc này bạn sẽ nhìn thấy ô kết quả hiển thị Đỗ. Chúng ta chỉ cần fill kết quả ô đầu tiên xuống những ô còn lại là được.

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Ví dụ 2:

Cũng trong bảng thống kê, điền kết quả nếu tổng điểm học sinh lớn hơn 15 điểm và không có điểm nào dưới 0 điểm thì xếp kết quả đỗ.

Chúng ta nhập công thức dưới đây rồi nhấn nút Enter để thực hiện.

= If(And(F2>15,C2<>0,D2<>0,E2<>0),”Đỗ”,”Trượt”)

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Ngay sau đó bạn cũng sẽ thấy hiển thị kết quả ở ô đã nhập công thức. Chúng ta chỉ cần kéo ô kết quả đầu tiên xuống những ô còn lại để điền đỗ hoặc trượt là được.

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

2.2 Hàm IF lồng nhau

Ví dụ 1: Hàm IF & AND trong Excel

Hàm IF lồng nhau đó là kết hợp AND là khi bạn sẽ phải xét kết hợp thêm nhiều điều kiện đưa ra cùng lúc thì mới có được kết quả. Khi đó chúng ta cần ghép nhiều hàm IF trong cùng một công thức.

Trong bảng dữ liệu dưới đây, chúng ta sẽ xếp loại học sinh dựa vào điểm trung bình 3 môn mà học sinh đạt được với các điều kiện gồm:

  • Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 8.5 sẽ xếp loại học lực giỏi.
  • Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 6.5 và nhỏ hơn 8.5 xếp học lực khá.
  • Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 6.5 xếp học lực trung bình.
  • Còn lại nếu điểm trung bình nhỏ hơn 5 xếp học lực yếu.
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Chúng ta sẽ có công thức như dưới đây rồi nhấn Enter.

=IF(E2>=8.5,"Giỏi",IF(AND(E2>=6.5,E2<8.5),"Khá",IF(AND(E2>=5,E2<6.5),"Trung bình","Yếu")))

Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể
Hàm IF trong Excel: Cách dùng& ví dụ cụ thể

Trên đây là bài viết giới thiệu với bạn đọc cách sử dụng hàm IF, với các ví dụ trực quan, rất dễ hiểu. Hi vọng các bạn sẽ thực hành và ứng dụng cách kết hợp hàm một cách thành thạo và hữu ích trong công việc.   

Hãy giúp mình chia sẻ bài viết này, nếu bạn thấy bổ ích. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *